Gia sư Thanh Hóa*0814.369.567-0968.678.234

Hỗ trợ Online

HỖ TRỢ PHỤ HUYNH

0814.369.567

HỖ TRỢ GIA SƯ

0968.678.234

Thống kê truy cập

0482185

Kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong dạy Văn.

– Lựa chọn hình thức chơi: Đối với trò chơi học tập đòi hỏi giáo viên phải tư duy, sáng tạo lựa chọn hình thức chơi cho phù hợp với mục đích, yêu cầu từng bài tập, từng tiết học, từng đối tượng sao cho đạt được kết qua hoạt động cao nhất.

– Luật chơi trò chơi học tập: Phải rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, không đòi hỏi thời gian dài cho việc hướng dẫn, huấn luyện.

– Đối tượng tham gia trò chơi: Trò chơi phải hướng tới đảm bảo tất cả HS trong lớp đều được tham gia. GV phải định hướng, hướng dẫn nhằm đạt được mục đích, ý đồ bài học.

– Chuẩn bị: Tuỳ nội dung bài mà chuẩn bị ở nhà hay trên lớp. Dùng bảng phụ, phiếu học tập tự làm phương tiện dạy học hay trên máy chiếu. Bố trí chia lớp phù hợp.

* Những giải pháp cụ thể

  1. Trò chơi: Ném từ

Cách thức tiến hành:

– Người chơi đứng thành vòng tròn. Một người cầm quả bóng ném cho một người khác đồng thời hô to lên một động từ có đối tượng. Người được bạn mình ném bóng tới phải bắt quả bóng đồng thời trong khoảng 10 giây (người ném bóng dùng cách đến từ 1 đến 10 để ước lượng thời gian) phải nói lên được tên của một vật gì đó là đối tượng của hành động mà bạn mình vừa nêu trong động từ. Sau đó người thứ hai này lại ném quả bóng cho người thứ ba và hô to lên một động từ cho người thứ ba này đáp lại. Ví dụ:

+ Người thứ nhất: Cắt! (Ném quả bóng cho một người nào đó).

+ Người thứ hai: Tóc! (Ném quả bóng đồng thời hô to “Chải!”)

+ Người thứ ba: Đầu! (Ném quả bóng đồng thời hô to “Xây dựng!”)

+ Người thứ tư: Đất nước! (Ném quả bóng đồng thời hô to “Tìm hiểu!”)

+ Người thứ năm: Bạn bè!

– Trò chơi cứ như thế tiếp tục, nhưng các động từ nêu ra phải không lặp lại. Nếu động từ nêu ra bị lặp lại, người nêu sẽ bị trừ một điểm. Người đến lượt mình mà không nêu ra tên của vật phù hợp với động từ của người trước đó hoặc không nói ra được động từ cho cho người kế tiếp đối đáp lại thì mỗi trường hợp đều bị trừ đi một điểm. Người nào bị trừ ba điểm thì bị loại khỏi cuộc chơi (hoặc bị bắt phạt làm một điều gì đó rồi mới được tiếp tục chơi). Khi chấm dứt cuộc chơi, những người nào bị trừ ít điểm nhất sẽ thắng.

  1. Trò chơi: Ai nhanh, ai giỏi

Cách thức tiến hành: GV hô hiệu lệnh, các nhóm cùng làm theo kiểu tiếp sức.

  1. Vẽ đường biểu thị từ loại từ cột A với cột B (Bài: Ôn tập Tiếng Việt, Tiết 71, NV6, Tập 1)

– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. – Mỗi nhóm có một phiếu học tập.

– Trong cùng thời gian nhóm nào nối đúng được nhiều, nhóm đó chiến thắng.

– Chơi kiểu tiếp sức, tất cả thành viên trong nhóm đều tham gia chơi.

  1. Trò chơi đổi chỗ (Bài: “Hoán dụ”, Tiết 109, NV6, tập 2 )

Chia những người tham gia thành 2 đội:

+ Đội A là những người sẽ chuyển thành chữ đã được sắp xếp theo thứ tự a, b, c… sang vị trí những thanh chữ có nghĩa tương ứng được sắp xếp theo thứ tự 1, 2, 3…

+ Đội B sẽ chuyển thanh chữ có thứ tự a, b, c…(tức là chuyển về vị trí vốn có của nó trong các câu văn, thơ).

Đội nào nhanh hơn, đúng sẽ thắng.

  1. Cho biết câu nào dùng từ đúng? (Bài Chữa lỗi dùng từ, Tiết 28, NV6, Tập1)

– Tìm câu dùng đúng và giải nghĩa từ dùng đúng ?

– Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm. Mỗi nhóm chịu trách nhiệm một số câu (A hoặc B, C, D) theo cách bốc thăm. GV chấm điểm theo quy định.

      Thi nhóm giỏi hơn

Sau khi làm đúng phần trước, mỗi nhóm chỉ ra câu dùng sai thuộc lỗi nào?

  1. Trò chơi: Đọc thơ (hoạt động cá nhân)

Cách thức tiến hành:

– Sau khi học xong bài thơ, GV cho HS nhẩm lại bài thơ.

            Ví dụ:   Đêm nay Bác không ngủ, Tiết 101+102, Ngữ văn 6, Tập 2

– GV đọc trước một câu:  “Anh đội viên thức dậy”

– Sau đó yêu cầu HS đọc câu thơ tiếp theo: “Thấy trời khuya lắm rồi”

– HS vừa đọc xong  thì có quyền chỉ định một bạn bất kỳ trong lớp đọc tiếp các câu còn lại của bài thơ. Bạn nào đọc sai sẽ làm một hoạt động do lớp hoặc giáo viên yêu cầu.

  1. Trò chơi: Xem tranh đoán bài, giới thiệu về bài

       Ví dụ:  Bài:    Ôn tập truyện và kí, Tiết 125, NV6, Tập 2

  1. Xem tranh đoán bài, giới thiệu về bài

Cách thức tiến hành:

– GV chia HS thành các nhóm (4-10 HS). – GV chiếu từng hình ảnh trên màn hình.

– Từng nhóm đoán tên bài và giới thiệu những kiến thức về tác phẩm như tên tác giả, nội dung ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật.

  1. Diễn xuất không lời – tưởng tượng tài ba

Cách thức tiến hành:

– Cả lớp chia thành 4 tổ, mỗi tổ cử 2 bạn tham gia thành lập một đội.

– Đội 1 và 2 chơi trước; đội 3 và 4 là quan sát viên.

– GV đưa cho đội 1 và 2 một tờ phiếu cùng ghi tên 3 tác phẩm truyện đã đọc.

– Đội 1 sẽ chọn và giới thiệu tên của một tác phẩm truyện, nhưng không dùng ngôn ngữ mà diễn tả bằng cử chỉ, động tác.

– Đội 2 quan sát để nhận ra tên tác phẩm truyện và đáp lại bằng cách giới thiệu về một nhân vật ở trong tác phẩm truyện đó (cũng không dùng ngôn ngữ mà diễn tả bằng cử chỉ, động tác).

– Đội 3 và 4 sẽ cùng đoán xem đội 1 và 2 giới thiệu về truyện gì và nhân vật nào.

– Sau đó đổi vai, đội 3 và 4 sẽ là người chơi, đội 1 và 2 là quan sát viên và đoán kết quả (tên truyện và tên nhân vật mà đội 3 và 4 giới thiệu).

– Cả lớp trao đổi và nhận xét về phần chơi của các đội.

  1. Trò chơi: Ô chữ (hoạt động nhóm hoặc cá nhân)

Ô CHỮ BÀI CON HỔ CÓ NGHĨA, Tiết 64, NV6, Tập 1

Cách thức tiến hành:

– Chú ý: yêu cầu HS phải gấp sách giáo khoa trong khi chơi.

– Giáo viên (người quản trò) chia lớp ra thành 2 đội chơi, kẻ ô chữ lên bảng (hoặc chiếu trên màn hình). Sau đó phổ biến luật chơi. Luật chơi như sau:

+ Người quản trò sẽ là người đọc gợi ý để mở ô chữ.

+ Sau khi người quản trò đọc, thời gian suy nghĩ là 30 giây, trong 2 đội, đội nào có tín  hiệu xin trả lời sẽ được quyền trả lời. Nếu trả lời sai thì cơ hội dành cho đội còn lại.

+ Ô chữ gồm 7 từ hàng ngang và một từ hàng dọc. Mỗi từ hàng ngang tìm được sẽ được 10 điểm. Đội nào tìm được từ hàng dọc trước khi giải được 5 từ hàng ngang sẽ được 20 điểm, còn sau khi tìm được 5 ô chữ hàng ngang sẽ được 15 điểm.

+ Cuối cuộc chơi đội nào ghi được nhiều điểm sẽ giành chiến thắng.

– Nếu đội nào trả lời sai từ khoá thì bị loại khỏi phần thi này.

Chuẩn bị:  GV chuẩn bị một ô chữ khổ to để trình chiếu hoặc treo lên bảng gồm các câu hỏi và gợi ý cho câu trả lời.

1 N H Â N H O A
2 L A N G G I A N G
3 H O C X U O N G
4 T R U N G Đ A I V I Ê T N A M
5 G I A O H U Â N
6 Đ Ô N G T R I Ê U
7 C U C B A C

– Hàng ngang

Câu 1. Gồm 7 chữ cái. Biện pháp nghệ thuật cơ bản bao trùm lên truyện “Con hổ có nghĩa” là gì?

 Câu 2. Gồm 9 chữ cái. Người kiếm củi đã cứu giúp con hổ thứ hai trong truyện ở huyện nào?

Câu 3. Gồm 8 chữ cái. Tại sao con hổ “trán trắng” lại cần người kiếm củi giúp đỡ?

Câu 4. Gồm 15 chữ cái. Truyện ”Con hổ có nghĩa” thuộc loại truyện sáng tác thời kì nào?

Câu 5. Gồm  8 chữ cái. Truyện trung đại Việt Nam thường mang tính chất này?

Câu 6. Gồm 8 chữ cái. Bà đỡ Trần ở huyện nào?

Câu 7. Gồm 6 chữ cái. Con hổ thứ nhất đã trả ơn bà đỡ Trần bằng gì?

Từ hàng dọc. Gồm 7 chữ cái. Truyện muốn đề cao điều gì?

  1. Trò chơi: Tạo chuỗi câu móc xích

Cách thức tiến hành:

– Chia lớp làm 2 hoặc 4 đội. Từng cặp đôi thi đấu với nhau. Người của đội này nói ra một câu bất kì. Người kế tiếp của đội kia phải đặt một câu mà câu này phải lấy một bộ phận nào đó của câu mà người ở đội đi trước đã đưa ra để làm chủ ngữ, nhưng không được lấy chủ ngữ của câu đó. Trò chơi cứ thế tiếp tục. Ví dụ: Bài Các thành phần chính của câu,

+ Người thứ nhất đội A: Hôm nay mọi người đều đi học đầy đủ

+ Người thứ nhất đội B: Đi học đầy đủ là yếu tố quan trọng giúp chúng ta đạt kết quả tốt trong thi cử.

+ Người thứ hai đội A: Chúng ta cần siêng năng trong mọi công việc.

+ Người thứ hai đội B: Công việc cần thiết nhất của chúng ta lúc này là học tập.

+ Người thứ ba đội A: Lúc này là lúc đòi hỏi mọi người phải có một nỗ lực cao nhất. (Và cứ thế tiếp tục).

– Trong trò chơi này, cứ mỗi câu đặt đúng được tính 3 điểm. Mỗi lần người chơi được suy nghĩ 1 phút để đặt câu. Khi kết thúc trò chơi, đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng. GV làm trọng tài cho trò chơi này.

  1. Trò chơi: Đóng vai các nhân vật trong bài đọc

Cách thức tiến hành:

– GV hoặc HS có thể chuyển đổi văn bản văn học thành kịch bản.

– Không nhất thiết phải chuyển đổi toàn bộ văn bản, có thể chọn một đoạn giàu tính kịch chứa đựng ý nghĩa sâu sắc. Hoặc kịch bản đơn giản chỉ là ý tưởng, phần lời thoại để người học tự sáng tạo.

– GV hướng dẫn, định hướng cho HS về ngôn ngữ kịch, xung đột, cách diễn xuất, phối hợp, bài trí cảnh sân khấu, đạo cụ, …

Ví dụ:  Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên, Tiết 77+78, NV6, Tập 2

– Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có ba em để đóng vai Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc.

  1. Trò chơi: Gợi ý đoán từ

Ví dụ: Bài Nghĩa của từ, Tiết 12, NV6, Tập 1. Chuẩn bị một số phiếu từ:

bác sĩ, nhà cửa, truyện tranh, mập, chị

                                    – công nhân, cảnh sát giao thông, ê-ke, khóc, lùn

                                    – cô giáo, nhà văn, com-pa, sợ, học …

Cách thức tiến hành:

– Để một cái bàn và hai cái ghế đối diện nhau. Chia những người chơi ra từng nhóm 2 người. Lần lượt mỗi nhóm lên rút phiếu từ để đoán. Một người trong nhóm nêu ra lời gợi ý, người còn lại đoán từ đó là gì. Ví dụ từ cần đoán là từ “chị”:

+ Người gợi ý:  Người gì cùng bố mẹ với mình, sinh ra trước mình mà là con gái?

            + Người đoán: Chị. (Đúng)

– Lời gợi ý phải không có những từ (tiếng) trùng với từ cần đoán, nếu không sẽ bị coi là phạm luật và không được tính điểm. Trường hợp không đoán được, người đoán nói “Bỏ qua”. Nên quy định thời gian thực hiện (3 đến 5 phút) và cho điểm mỗi trường hợp đoán đúng. Người gợi ý và người đoán có thể đổi vai cho nhau. Nhóm nào được nhiều điểm hơn sẽ thắng.

* Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Đối với GV: tạo được tình huống có vấn đề rất sinh động và hấp dẫn để giáo viên khắc sâu kiến thức. Từ đó làm cho không khí lớp học thoải mái, kích thích được tinh thần học tập của HS đặc biệt với những em sức học yếu, chậm, nhút nhát. Thực hiện được đổi mới phương pháp giáo dục một cách sáng tạo và hiệu quả.

Đối với HS: giúp các em rèn luyện tư duy, tác phong nhanh nhạy, biết xử lý tình huống linh hoạt. HS thích thú do đó tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Các em có điều kiện cùng chuẩn bị, chủ động trong học tập.

 

Posted in Giáo viên cần biếtTagged , , , , , , , ,

Tin mới hơn:

123

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
 
TOP