Gia sư Thanh Hóa*0814.369.567-0968.678.234

Hỗ trợ Online

HỖ TRỢ PHỤ HUYNH

0814.369.567

HỖ TRỢ GIA SƯ

0968.678.234

Thống kê truy cập

0481819

8 xu hướng không lành mạnh khi rồi loạn tâm lí

Những cách giải quyết không lành mạnh có thể làm cho rối loạn tâm lý của bạn trầm trọng hơn. Những xu hướng đương đầu đó là gì?

ĂN QUÁ ĐỘ

Thức ăn là một chiến lược đối phó phổ biến. Tuy nhiên, cố gắng “nhồi nhét cảm xúc của bạn” bằng thức ăn có thể dẫn đến mối quan hệ không lành mạnh với đồ ăn — và các vấn đề về cân nặng. Có những người hạn chế việc ăn uống của họ (vì nó khiến họ cảm thấy kiểm soát hơn) và điều đó có thể không tốt cho sức khỏe.

NGỦ QUÁ NHIỀU

Cho dù bạn chợp mắt khi stress hay ngủ muộn để tránh phải đối mặt với ngày mới, thì việc ngủ sẽ giúp bạn tạm thời thoát khỏi những vấn đề của mình. Tuy nhiên, khi bạn thức dậy, vấn đề vẫn sẽ ở đó.

CHI TIÊU QUÁ MỨC

Trong khi nhiều người nói rằng họ tận hưởng việc mua sắm như một cách để cảm thấy tốt hơn, nhưng việc này có thể trở nên không lành mạnh. Sở hữu quá nhiều tài sản có thể gây thêm stress cho cuộc sống của bạn. Ngoài ra, chi tiêu nhiều hơn khả năng chi trả cuối cùng sẽ chỉ gây phản tác dụng và gây thêm căng thẳng.

NÉ TRÁNH VẤN ĐỀ

Ngay cả các chiến lược đối phó “lành mạnh” cũng có thể trở nên không lành mạnh nếu bạn đang sử dụng chúng để tránh vấn đề. Ví dụ: nếu bạn đang stress về tình hình tài chính của mình, bạn có thể muốn dành thời gian cho bạn bè hoặc xem TV vì điều đó ít gây lo lắng hơn là tạo ngân sách. Nhưng nếu bạn không bao giờ giải quyết các vấn đề tài chính của mình, thì các chiến lược đối phó của bạn sẽ chỉ để tránh né vấn đề.

CHỐI BỎ VÀ PHỚT LỜ THÔNG TIN GÂY KHÓ CHỊU

Cơ chế này được định nghĩa là việc tự động bỏ qua thông tin một cách có chọn lọc khi một người gặp một tình huống quá khó chịu về mặt cảm xúc. Khi cơ chế này hoạt động, một người sẽ tự lừa dối bản thân để tách mình ra khỏi thực tế cuộc sống nghiệt ngã. Để duy trì cái nhìn tích cực về bản thân, họ sẽ tự chọn lọc tin tức và chỉ tin vào những tin tốt thay vì tin xấu.

LẠM DỤNG RƯỢU BIA VÀ CHẤT ĐỂ TRẤN AN BẢN THÂN

Các chất có thể tạm thời làm giảm cơn đau của bạn, nhưng chúng sẽ không giải quyết được vấn đề. Các chất có khả năng gây ra những vấn đề mới trong cuộc sống của bạn. Ví dụ, rượu là một chất gây trầm cảm có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn. Sử dụng chất kích thích cũng khiến bạn có nguy cơ phát triển vấn đề lạm dụng chất kích thích và có thể tạo ra các vấn đề pháp lý, vấn đề tài chính và nhiều vấn đề xã hội.

CHỐI BỎ NHỮNG CẢM XÚC KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN

“Chuyện này không hề xảy ra với tôi!”. Một người khi có cơ chế phân ly sẽ đặt những cảm xúc về sự kiện họ không mong muốn ra khỏi nhận thức cảm xúc của mình. Họ đơn giản chỉ là tự thuyết phục bản thân không thấy và không cảm thấy gì về sự kiện gây chấn thương tâm lý đó. Tuy nhiên, cách này không phải là một cách bền vững và đúng đắn. Cách duy nhất để chúng ta vượt qua sự chấn thương là phải đối diện.

ĐỔ LỖI CHO NGƯỜI KHÁC VỀ SỰ CỐ CỦA MÌNH (CƠ CHẾ PHÓNG CHIẾU)

Khi gặp một sự kiện khó khăn về cảm xúc, cơ chế này khiến chúng ta đổ lỗi cho một người khác về các sự cố của mình. Hành động đổ lỗi này giúp chúng ta nhẹ nhõm vì đã được trút bỏ gánh nặng tâm lý của mình lên người khác thay vì nhìn nhận vấn đề một cách thực tế và tìm ra nguyên do thực sự của vấn đề đó.

Cơ chế phòng vệ là một dạng chiến thuật tự nhiên của con người để chống lại hoặc làm giảm đi những cảm xúc không mong muốn nên dù có một số cơ chế có thể không hiệu quả, chúng ta vẫn có thể dành thời gian để thấu hiểu và thay đổi chúng.

Chúc các bạn đọc của Healthy Mind sớm có được sự thấu hiểu và phát triển về cảm xúc của mình để có thể từ từ học những kỹ năng đương đầu lành mạnh hơn.

gia sư thanh hóa

Để tìm được gia sư tốt nhất, phụ huynh vui lòng nhập thông tin vào ô dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại.

Nếu phụ huynh cần gấp, mong phụ huynh vui lòng gọi số: 0814.369.567  hoặc 0968.678.234 mọi khung giờ thời gian chúng tôi luôn hân hạnh được phục vụ.

Họ tên*
Điện thoại*

Phụ huynh cũng có thể liên hệ qua các hình thức khác bằng cách ấn vào các đường dẫn dưới đây

– Liên hệ qua Facebook

– Liên hệ qua Zalo

Phụ huynh cũng có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại đây:

Posted in Kĩ năng sống

Tin cũ hơn:

123

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
 
TOP