Gia sư Thanh Hóa*0814.369.567-0968.678.234

Hỗ trợ Online

HỖ TRỢ PHỤ HUYNH

0814.369.567

HỖ TRỢ GIA SƯ

0968.678.234

Thống kê truy cập

0622795

Nếu con bạn nói lắp, hãy đọc bài này ngay

LẮNG NGHE TIẾNG LÒNG CON TRẺ

Khi bé nói chuyện không liền mạch thì có lẽ bản thân bé còn cảm thấy lo lắng hơn người lớn nữa. Bé rất muốn được nhanh chóng nói ra những điều mình đang nghĩ. Chẳng phải có những lúc người lớn cũng quá vội vàng, hoặc chưa sắp xếp được một câu hoàn chỉnh nên cũng nói lắp đấy thôi, chẳng qua là việc đó không thường xuyên xảy ra. Nhưng nếu cha mẹ yêu cầu bé phải nghĩ một câu hoàn chỉnh trước khi nói ra miệng thì quả thực là rất khó, không chỉ có trẻ con mà người lớn cũng ít khi làm được, vì vốn dĩ mọi người đều nói những lời mà mình đang nghĩ trong đầu. Tại sao vẫn có những lúc bé không nói kịp với những điều đang nghĩ? Thông thường đó là do lúc đó trong đầu bé có quá nhiều suy nghĩ, nhưng khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ vẫn chưa theo kịp suy nghĩ. Vì thế, khi miệng mới chỉ nói được hai chữ “Con muốn…” mà trong đầu bé có thể đã nghĩ đến chuyện đi vườn thú sẽ chơi những gì rồi, và lời nói lại cứ bị ngừng ở hai chữ “Con muốn”. Lời nói không theo kịp suy nghĩ thì sẽ dẫn đến “nói lắp”, không liền mạch rồi quên luôn mình muốn nói gì. Hiện tượng “quên” này không phải là do trí nhớ kém mà là do trong đầu bé có quá nhiều suy nghĩ nên mới bị “quên” tạm thời.

Cũng có những trường hợp bé chưa suy nghĩ kĩ đã nói ra nên mới lặp lại nhiều lần chữ “Con muốn…” để kéo dài thời gian suy nghĩ thêm. Những biểu hiện trên thường gặp khi cha mẹ muốn bé lựa chọn hoặc quyết định việc gì đó. Cũng có lúc do cha mẹ không chú ý đến bé nên bé phải tìm một “cớ” gì đó để thu hút sự chú ý của cha mẹ. Thông thường, những tình huống như thế này không hay xảy ra, cũng không ảnh hưởng đến khả năng diễn đạt lời nói của bé. Sau đây là những gợi ý về thái độ của cha mẹ mỗi khi bé “nói lắp”.

GỢI Ý CHO MẸ

  1. Nghiêm túc lắng nghe

Sự nhẫn nại là chìa khóa giúp giải quyết nhiều vấn đề của bé, khi bé thấy lo lắng thì cha mẹ cũng đừng nên sốt ruột thúc giục bé. Cha mẹ chỉ cần nghiêm túc, nhẹ nhàng nở nụ cười, nhìn vào mắt bé, đợi cho bé nói hết ý. Những lúc như thế này, cha mẹ không cần phải tỏ ra quá hiểu ý, giúp bé nói nốt những gì muốn nói. Bạn chỉ cần thể hiện sự nhẫn nại và thành tâm với bé, nếu không cũng chỉ nên hỏi: “Con muốn gì nào?” mà thôi.

  1. Không nên quan trọng hóa tật nói lắp

Khi bé đã nói hết câu, cha mẹ không nên trách bé vì nói lắp, cũng không cần hướng dẫn bé là phải nghĩ xong một câu trước khi nói… Mà chỉ cần quan tâm đến nội dung bé cần nói là được. Tất cả những lời nhắc nhở đều là “quan trọng hóa” vấn đề và nó sẽ khiến bé càng thêm lo lắng nếu như lần sau lại bị nói lắp. Tuy cha mẹ rất muốn giúp bé sửa tật nói lắp nhưng sự vội vàng sẽ không có hiệu quả.

  1. Học cách kể chuyện

Nghe và đọc truyện đều là những cách giúp bé phát triển khả năng diễn đạt. Không phải tất cả những bé bị nói lắp đều không có khả năng diễn đạt tốt, đó chỉ là do lời nói không thể hiện kịp với suy nghĩ mà thôi. Bạn có thể nhận ra, những đứa trẻ hay được nghe kể chuyện thường rất nóng lòng giở sang trang tiếp theo vì khi đó, lời kể chuyện của cha mẹ đã không theo kịp với suy nghĩ của bé rồi. Nếu cha mẹ dạy cho bé kể chuyện tức là đã giúp cho khả năng diễn đạt của bé theo kịp suy nghĩ trong đầu. Cha mẹ có thể chọn một câu chuyện có nhiều câu thoại hoặc tình tiết lặp lại để bé tập kể. Như vậy không những có thể giúp bé nắm vững kĩ năng kể chuyện mà còn giúp bé tăng cường khả năng diễn đạt nữa.

  1. Hàng ngày, cha mẹ nên chú ý cách diễn đạt logic

Đa số các bé đều học cách nói chuyện từ người lớn trong nhà, những phương cách biểu đạt của các thành viên trong gia đình có ảnh hưởng rất lớn tới trẻ. Nếu như cha mẹ cũng nói đâu quên đấy thì bé sẽ dễ dàng bị “lây nhiễm” tật xấu này. Chính vì thế, người lớn nên chú ý nói năng hợp logic, không nên câu sau “đá” câu trước, không nên hấp tấp, nghĩ gì nói đó, không nên nói nửa chừng lại thôi, hãy tạo cho bé môi trường giao tiếp lành mạnh.

  1. Tin vào thời gian và tin tưởng bé

Dù sao thì bé mới hơn 3 tuổi, tức là ngôn ngữ vẫn ở giai đoạn đầu phát triển, bất luận xét về sự phong phú của từ ngữ hay tính logic trong câu nói thì cũng cần có thời gian để hoàn thiện. Bạn hãy tin thời gian có thể khiến mọi chuyện tốt đẹp hơn, khi bé càng lớn, khả năng diễn đạt về ngôn ngữ sẽ càng nâng cao. Hãy tin tưởng rằng, thông qua luyện tập, càng ngày bé sẽ càng hoàn thiện và nâng cao khả năng diễn đạt ngôn ngữ. Sự tin tưởng vô điều kiện của cha mẹ chính là sự cổ vũ lớn lao nhất đối với bé.

gia sư thanh hóa

Để tìm được gia sư tốt nhất, phụ huynh vui lòng nhập thông tin vào ô dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại.

Nếu phụ huynh cần gấp, mong phụ huynh vui lòng gọi số: 0814.369.567  hoặc 0968.678.234 mọi khung giờ thời gian chúng tôi luôn hân hạnh được phục vụ.

Họ tên*
Điện thoại*

Phụ huynh cũng có thể liên hệ qua các hình thức khác bằng cách ấn vào các đường dẫn dưới đây

– Liên hệ qua Facebook

– Liên hệ qua Zalo

Phụ huynh cũng có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại đây:

Posted in Kinh nghiệm dạy con

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

123

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
 
TOP

ĐĂNG KÝ TÌM GIA SƯ


This will close in 0 seconds