Gia sư Thanh Hóa*0814.369.567-0968.678.234

Hỗ trợ Online

HỖ TRỢ PHỤ HUYNH

0814.369.567

HỖ TRỢ GIA SƯ

0968.678.234

Thống kê truy cập

0481606

7 lưu ý then chốt cho những bà mẹ đang nuôi con trong hoang mang

Sau khi một em bé chào đời, đồng nghĩa với việc cha mẹ sẽ đối mặt với tình trạng mất kiểm soát cuộc sống. Ví dụ như mẹ muốn đi tắm nhưng bé bắt đầu thức giấc và khóc. Tình trạng này có thể lặp đi lặp lại trong một thời gian dài khiến cho sự mệt mỏi tích tụ và chuyển dần thành suy kiệt tinh thần. Thậm chí, sẽ có lúc mẹ cảm thấy bất lực và khó chịu với bé.

Đáng buồn hơn là khi mẹ cần sự giúp đỡ thì mọi người lại cho rằng mẹ đang thổi phồng tình trạng của mình vì mẹ có phải làm khác đâu ngoài mỗi việc chăm con. Tuy nhiên ít ai biết được rằng hệ thần kinh cũng như mọi cơ quan khác, chúng rất dễ bị bệnh nếu như con người không có chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Trạng thái mệt mỏi mãn tính sẽ khiến cho con người rơi vào tình trạng kiệt sức hoàn toàn.

Bài viết này không hướng dẫn về cách nuôi dạy con cái mà để giúp các mẹ có thêm động lực để vượt qua những lúc mệt mỏi trong quá trình chăm con từ sơ sinh tới khi đi học. Dưới đây là 7 lời khuyên hữu ích giúp các mẹ lấy lại năng lượng nhanh chóng mà mình đã tổng hợp được.

  1. TỰ AN ỦI BẢN THÂN

Không ai có thể giúp được mẹ tốt hơn chính bản thân mẹ. Do đó hãy tự thay đổi bản thân mình và lắng nghe các cảm xúc của chính mình. Thay vì mẹ tự trách móc bản thân hay khó chịu, tức giận với bé thì hãy học cách tự an ủi bản thân.

Mình xin mách các mẹ một vài cách đơn giản nhưng cực kỳ hữu hiệu để giải tỏa stress là tập môn thể dục mình yêu thích như bơi, yoga, thiền định hoặc mát xa, tắm…

Những hoạt động này không chỉ giúp đầu óc được giải tỏa mà còn giúp mẹ tăng cường thêm thể lực. Và khi năng lượng của mẹ được phục hồi sẽ là lúc mọi việc đều có thể giải quyết ổn thỏa.

  1. CHUYỂN SỰ CHÚ Ý TỪ CON SANG CHÍNH MÌNH

Theo bà Ludmila Petranovskaya, nhà tâm lý học nổi tiếng người Nga, ai cũng có nhu cầu cá nhân và đều cần được giải tỏa. Cho dù trong những tháng đầu đời, khi mẹ và bé cần kết nối với nhau thì mẹ cũng không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn mọi nhu cầu cá nhân hay xây dựng một cuộc sống chỉ biết xoay quanh con cái.

Có một điều rất rõ ràng là trẻ sơ sinh thì rất cần mẹ, cho dù bé lớn tới 10 tuổi vẫn sẽ rất bám mẹ. Mẹ cần nhớ rằng mẹ có quyền giải quyết việc cần làm, bé có quyền cảm thấy buồn về điều đó. Mẹ có quyền sinh thêm em bé và bé có quyền ghen tị với em. Mẹ có quyền thay đổi nơi sinh sống và các bé có quyền phản đối. Mẹ có quyền sống cuộc sống của mình và bé cần phải tự thích nghi theo cách mẹ sống. Do đó để có không gian và thời gian cho mình, mẹ cần chắc chắn rằng bé có thể tự xoay xở khi không có mẹ ở bên. Thông qua các vấn đề thường gặp như gửi bé đi học ở nhà trẻ, hoặc ở cùng ông bà khi mẹ đi làm.

  1. ĐỪNG CỐ GẮNG TRỞ THÀNH NGƯỜI MẸ HOÀN HẢO

Theo kết quả từ các nghiên cứu cho thấy rằng các bậc phụ huynh thường có tâm lý cố gắng biến mình thành những ông bố bà mẹ hoàn hảo nhất. Mong muốn này có thể khiến các bậc cha mẹ tốn thêm nhiều năng lượng khi cố gắng duy trì hình tượng này. Hãy thử nghĩ mà xem, liệu mẹ có còn hoàn hảo khi bé thì khóc lóc và bạn thì quát ầm lên trong siêu thị, bé làm vung vãi thức ăn ra nhà, bé không chịu dọn dẹp đồ chơi…

Do đó những bố mẹ sẵn sàng từ bỏ ý niệm trở nên hoàn hảo sẽ là những người chiến thắng. Họ sẵn sàng thừa nhận rằng mình không hoàn hảo và không có một quy tắc chung nào trong việc nuôi dạy con cái. Một người mẹ tốt là người chỉ cần làm mọi điều trong khả năng của mình, lắng nghe bản năng của mình, hiểu được mình có thể kiểm soát gì.

  1. ĐƯA BÉ ĐI DẠO

Có nhiều bé sơ sinh liên tục quấy khóc và rất khó để xoa dịu. Thậm chí, kể cả những bé ít khóc, ngoan ngoãn cũng sẽ có lúc trở nên “khó ở”. Trong trường hợp này, trước tiên mẹ cần bình tĩnh, mẹ có thể nhờ người thân đáng tin cậy bế và dỗ dành bé một lúc. Nếu không thể nhờ cậy ai, mẹ hãy bế bé ra ngoài đi dạo một lúc nhé. Cách làm này không chỉ giúp bé dịu lại mà còn giúp cả mẹ được thư giãn nữa đấy.

  1. HẠ THẤP TIÊU CHUẨN CỦA BẢN THÂN

Đừng tạo áp lực cho bản thân bằng cách so sánh bản thân với các bà mẹ khác. Không ai có thể làm tất cả mọi việc một mình, mẹ nên phân chia công việc chăm sóc em bé cho mọi người trong gia đình, đơn giản như từ việc pha sữa, tắm cho bé hay đưa bé đi tắm nắng cho tới phân công thời gian chăm sóc bé… Sau đó mẹ hãy xem xét tới những kỳ vọng của mình đối với các con. Mình có thể làm gì để hạ thấp yêu cầu với các không? Ví dụ như, thay vì tự nấu, mẹ có thể thi thoảng gọi đồ ăn về, dọn vườn sau 2 tuần thay vì dọn dẹp hàng tuần. Hay mẹ có thể bỏ qua những điều nhỏ nhặt như vết bẩn trên áo của con, áo của con chưa ủi…

  1. TẠO NIỀM VUI CHO MÌNH

Cha mẹ thường bỏ rất nhiều công sức vào việc nuôi dạy con cái nên nếu không biết cách cân bằng thì chính cha mẹ sẽ bị kiệt sức. Và đối với một đứa trẻ, mẹ luôn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc còn quan trọng gấp 100 lần so với nhận được một món đồ chơi mới. Vì vậy, nếu cảm thấy mệt mỏi, hãy tìm cách khôi phục năng lượng của mình bằng cách tạo niềm vui cho mình. Mẹ có thể đi chơi đâu đó, làm gì đó mà mình thích mà không có con bên cạnh. Ví dụ như gửi con cho ông bà ngoại, cho bố và đi uống 1 cốc cà phê, xem 1 bộ phim, mua 1 cuốn sách bạn thích… để rồi có thể nhớ con quá mà chạy như điên về nhà.

Blogger nổi tiếng người Australia Laura Mazza, một bà mẹ 3 con, người đã từng trải qua cơn trầm cảm sau sinh đã nhận định “Lần đầu tiên làm mẹ giống như bị cuốn vào một cơn lốc xoáy và khiến bạn phát điên. Đó là những ngày khó khăn nhất. Bạn hoàn toàn có thể nhờ chồng hoặc người thân trông con hộ để có thêm thời gian nghỉ ngơi. Bạn không phải cố gắng đến kiệt sức để trở thành một người mẹ hoàn hảo. Nếu cảm thấy mình không còn sức mạnh để làm gì, hãy tới gặp một nhà tư vấn tâm lý ngay nhé.”

  1. LUÔN KẾT NỐI VỚI CON

Có thể, lúc còn nhỏ, ông bà ngoại có thể không thông cảm, an ủi, thậm chí còn chỉ trích khi mẹ buồn bã, khóc lóc. Nhưng giờ đây, bạn đã là mẹ và bạn hoàn toàn có thể dạy con theo một hướng đi khác.

Hãy nghĩ về những gì mẹ có thể làm để cải thiện mối quan hệ của mẹ và con. Không quan trọng là bạn làm theo lý thuyết hay theo cách riêng của mình, chỉ cần bạn giúp con hiểu được cảm xúc của mình, kể cả những điều tiêu cực như sợ hãi, cáu kỉnh, buồn bã, ghen tị… đều là hoàn toàn bình thường và bạn sẽ là người giúp con vượt qua thời điểm khó khăn đó.

Hi vọng rằng qua bài viết này, các mẹ vẫn còn đang “nuôi con trong hoang mang” sẽ có thêm nhiều lời khuyên hữu ích để cùng con tạo nên một hành trình phát triển thật vui vẻ và mạnh khỏe.

gia sư thanh hóa

Để tìm được gia sư tốt nhất, phụ huynh vui lòng nhập thông tin vào ô dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại.

Nếu phụ huynh cần gấp, mong phụ huynh vui lòng gọi số: 0814.369.567  hoặc 0968.678.234 mọi khung giờ thời gian chúng tôi luôn hân hạnh được phục vụ.

Họ tên*
Điện thoại*

Phụ huynh cũng có thể liên hệ qua các hình thức khác bằng cách ấn vào các đường dẫn dưới đây

– Liên hệ qua Facebook

– Liên hệ qua Zalo

Phụ huynh cũng có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích tại đây:

Posted in Nuôi con đúng cách

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

123

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
 
TOP