Gia sư Thanh Hóa*0814.369.567-0968.678.234

Hỗ trợ Online

HỖ TRỢ PHỤ HUYNH

0814.369.567

HỖ TRỢ GIA SƯ

0968.678.234

Thống kê truy cập

0482132

PHONG CÁCH LÀM CHA MẸ DÂN CHỦ

PHONG CÁCH LÀM CHA MẸ DÂN CHỦ – Authoritative Parenting
☘ Không có công thức cố định để nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc. Làm cha mẹ không phải là một môn khoa học chính xác, mà là một nghệ thuật. Theo Baumrind, nuôi dạy con được chia làm bốn phong cách, và có những ảnh hưởng khác nhau đến trẻ: phong cách của cha mẹ dân chủ, phong cách của cha mẹ độc tài, phong cách của cha mẹ thờ ơ, và phong cách của cha mẹ dễ dãi. Trong một nghiên cứu của Fletcher và cộng sự (1999) đã xác nhận rằng trong gia đình, ít nhất một người (cha hoặc mẹ) có phong cách dân chủ, sẽ làm nên những thay đổi lớn nơi đứa trẻ.
☘ Cha mẹ có phong cách dân chủ, được định nghĩa là rất quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu của con, quan tâm đến cảm xúc của con khi hành động, đồng thời cũng đặt yêu cầu rất cao với con. Cha mẹ và con cùng thảo luận, đặt ra các giới hạn và cực kì nhất quán trong việc thực thi các ranh giới.
☘ Ở các nước phương Tây như Úc và Hoa Kỳ, việc nuôi dạy con cái theo phong cách dân chủ bao gồm cả việc cha mẹ có tính đến sở thích của trẻ khi lập kế hoạch gia đình, hoặc khuyến khích trẻ thể hiện ý kiến riêng. Tuy nhiên, ở những quốc gia khác, một số yếu tố dân chủ có thể không có. Ví dụ, một nghiên cứu đa văn hóa về phong cách nuôi dạy con ở bốn quốc gia đã phát hiện ra rằng nếu cha mẹ có phong cách dân chủ sống ở Trung Quốc hoặc Nga, họ sẽ không tính đến sở thích của con khi lập kế hoạch gia đình. Cha mẹ Trung Quốc cũng không khuyến khích trẻ phát biểu ý kiến của chúng – đặc biệt khi ý kiến này không thống nhất với ý kiến của chính họ (Robinson và cộng sự 1996).
dạy kèm tại nhà
dạy kèm tại nhà
☘ Tuy nhiên, cũng chính trong nghiên cứu này đã tìm thấy rằng, cha mẹ có phong cách dân chủ luôn giải thích cho trẻ lý do về quy tắc gia đình. Việc cha mẹ nói chuyện với trẻ về nguyên nhân, kết quả của hành vi chưa phù hợp là một thực tế phổ biến của phong cách làm cha mẹ dân chủ. Khía cạnh này được cho là làm cho trẻ trở nên thông cảm, hữu ích, tận tâm và tốt bụng hơn so với những trẻ khác (Krevans và Gibbs 1996; Knafo và Plomin 2006). Nó cũng có thể giúp ngăn ngừa trẻ phát triển các hành vi hung hăng hoặc thách thức (Choe và cộng sự 2013; Arsenio và Ramos-Marcuse 2014), thúc đẩy sự phát triển đạo đức (Patrick và Gibbs 2016).
☘ Bạn có phải là một cha mẹ phong cách dân chủ không, hãy trả lời những câu hỏi sau:
– Bạn quan tâm đến nguyện vọng của con trước khi đưa ra một yêu cầu nào đó?
– Bạn luôn thảo luận với con về những lý do cho những kì vọng của bạn nơi con?
– Bạn lắng nghe ý kiến, quan điểm của con, mà không đòi hỏi một sự vâng lời mù quáng?
– Bạn sử dụng kỷ luật tích cực thay vì trừng phạt và các biện pháp ép buộc mạnh mẽ?
– Bạn cùng con thống nhất những giới hạn rõ ràng về hành vi và thực thi các ranh giới một cách nhất quán?
– Bạn sống sao cho con phải tôn trọng bạn, chứ bạn không mặc định yêu cầu sự tôn trọng tuyệt đối từ con?
– Và trên hết, bạn luôn tìm ra cách để khuyến khích sự độc lập, tự chủ của con?
☘ Rất nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng đứa trẻ của cha mẹ có phong cách dân chủ, được trang bị đầy đủ để đối mặt với cuộc sống hơn, từ đó có nhiều cơ hội để hạnh phúc hơn. Và một điều thật may mắn, bất chấp tính cách của bạn là gì, bạn luôn có thể học hỏi để trở nên dân chủ hơn với con mình, học hỏi để tạo ra một nghệ thuật nuôi dạy con của riêng mình, kết hợp quyền tự chủ, với tính cách độc đáo của bạn và con. Chúng tôi giới thiệu 9 cách mà bạn có thể thực hành để trở thành cha mẹ dân chủ hơn, và tôn trọng con cái hơn.
gia sư hóa học
gia sư hóa học
1⃣ Lắng nghe con
Cha mẹ dân chủ luôn chào đón mọi ý kiến của trẻ, nghiêm túc lắng nghe những băn khoăn của trẻ, và chia sẻ ý tưởng về thế giới của chúng, dù chúng nói lại cùng một câu chuyện đến lần thứ 10. Việc dành cho trẻ một sự chú ý/ quan tâm tích cực, có tác dụng ngăn ngừa rất tốt những hành vi không mong muốn trong tương lai của trẻ.
2⃣ Thừa nhận những cảm xúc của con
Khi trẻ đang buồn, người lớn thường có khuynh hướng dập tắt cảm xúc đó bằng những câu “ngưng khóc đi”, hoặc “chuyện có đáng gì để buồn”. Thay vào đó, cha mẹ dân chủ thừa nhận những cảm xúc của con, giúp trẻ nhận ra và gọi tên cảm xúc, đồng thời học cách nhận biết cảm xúc ảnh hưởng thế nào đến hành vi, “mẹ biết bây giờ con đang rất buồn”.
Cha mẹ cần giúp trẻ điều chỉnh hành vi, chứ không phải cảm xúc. Hãy nói với trẻ rằng cảm thấy tức giận là bình thường, nhưng đưa ra cho trẻ thấy những hậu quả của việc đánh nhau. Dạy trẻ những cách được chấp nhận để xử lí cảm xúc của chúng trong lần sau.
3⃣ Cân nhắc đến cảm nhận của trẻ
Làm cha mẹ dân chủ, nghĩa là bạn luôn cân nhắc đến cảm nhận của con. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ phụ thuộc vào cảm nhận của con để quyết định sự việc – đó là phong cách của cha mẹ thờ ơ.
Giả sử bạn quyết định chuyển nơi sinh sống, hãy hỏi con cảm thấy thế nào về việc chuyển đi, tuy nhiên bạn sẽ không hỏi chúng, liệu bạn có nên chuyển đi. Trẻ chưa đủ khôn ngoan và trải nghiệm để thực hiện những quyết định như người lớn. Nhưng chúng sẽ cảm thấy an toàn hơn khi biết rằng người lớn hiểu chúng.
4⃣ Thiết lập những qui tắc rõ ràng
5⃣ Chỉ nhắc nhở một lần cho các vấn đề nhỏ
6⃣ Sử dụng nhân quả để dạy bài học về cuộc sống
7⃣ Sử dụng phần thưởng
8⃣ Cho trẻ có quyền lựa chọn
9⃣ Cân bằng giữa tự do và trách nhiệm

gia sư thanh hóa

Để tìm được gia sư tốt nhất, phụ huynh vui lòng nhập thông tin vào ô dưới đây. Gia sư Thanh Hóa sẽ liên hệ lại.

Nếu phụ huynh cần gấp, mong phụ huynh vui lòng gọi số: 0814.369.567  hoặc ấn vào nút gọi điện trên website này mọi khung giờ thời gian chúng tôi luôn hân hạnh được phục vụ.

Họ tên*
Điện thoại*

Posted in Kinh nghiệm dạy con, Phụ huynh cần biếtTagged , , , ,

Tin mới hơn:

123

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
 
TOP