Gia sư Thanh Hóa*0814.369.567-0968.678.234

Hỗ trợ Online

HỖ TRỢ PHỤ HUYNH

0814.369.567

HỖ TRỢ GIA SƯ

0968.678.234

Thống kê truy cập

0481802

Biện pháp nâng cao kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi

2.Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm có tính giáo dục và tính tương tác cao

– Phương pháp giáo dục trẻ mầm non phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ theo phương châm chơi mà học, học bằng chơi. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ.

– Trong năm học này tôi đã tổ chức cho trẻ đi tham quan một số khu vực ở gần trường phù hợp với thời điểm và với chủ đề đang học.

Ví dụ: Chủ đề “Gia đình”: tôi cho trẻ đi thăm nhà cháu Tường Vy. Chủ đề “Nghề nghiệp”: tôi cho trẻ đến tham quan siêu thị của xã phương trung, tham quan công trường xây dựng ở gần trường. . Còn ở chủ đề “Thế giới thực vật” tôi đã tổ chức cho trẻ đi tham quan vườn rau của trường. Với chủ đề “Nước và các mùa” tôi cho trẻ quan sát thời tiết khi có mưa và khi có nắng Trước ngày đi tham quan tôi kích thích sự tò mò, hứng thú tìm hiểu, khám phá của trẻ bằng cách hỏi trẻ:

+ Con đoán xem với địa điểm đi tham quan ngày mai con sẽ biết được những gì?

+ Theo con để đi từ trường mình đến địa điểm đó mất bao lâu?

+  Các con cần chuẩn bị những gì cho buổi tham quan đó? (mũ, dép, trang phục phù hợp,…).

+ Trên đường đi các con cần làm gì? (đi theo hàng, đi sát lề đường bên phải, chào hỏi mọi người, …). Vì sao phải làm như vậy?

+ Tới địa điểm tham quan con định làm gì và nói những gì ở đó?

Với việc chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho trẻ như vậy tôi đã khiến trẻ lớp tôi rất tò mò và háo hức về địa điểm tham quan ngày mai. Tối về trẻ hào hứng kể cho bố mẹ nghe về kế hoạch của lớp và chia sẻ những điều mà trẻ muốn biết với bố mẹ. Qua đó bố mẹ có cơ hội cung cấp thêm kiến thức cho con và tạo được một sợi dây gắn kết giữa nhà trường và gia đình, giữa bố mẹ và con cái.

Tại địa điểm tham quan tôi luôn tận dụng tối đa các điều kiện giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống cần thiết

Ví dụ: Chủ đề “Nghề nghiệp”: tôi cho trẻ đến tham quan cửa hàng gội đầu . Trẻ vừa được quan sát trò chuyện, đàm thoại về công việc, về các đồ dùng dụng cụ của nghề làm đầu vừa được chia nhóm thực hành một số thao tác như chải tóc, mô phỏng công việc gội đầu, cắt tóc, làm tóc xoăn và sấy tóc cho bạn.

Qua các buổi tham quan như vậy trẻ rất phấn khởi vì được cùng nhau giao lưu với bên ngoài phạm vi trường mầm non. Trên đường đi trẻ biết đi theo hàng lối và đi sát lề đường bên phải để bảo vệ an toàn cho bản thân, biết chào hỏi mọi người trẻ gặp. Được đi nhiều lần trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin hơn. Trẻ được luyện kỹ năng giao tiếp xã hội, chào hỏi lễ phép, được rèn khả năng quan sát nhận biết các sự vật hiện tượng ở trên đường đi và ở nơi mà trẻ đến tham quan. Qua đó kiến thức mà trẻ thu được về chủ đề sẽ được mở rộng và khắc sâu hơn.

Hoặc khi tổ chức cho trẻ hoạt động lao động, tôi để trẻ chủ động nhận công việc của mình, tự thỏa thuận, phân công công việc trong nhóm, tự bàn bạc tìm cách giải quyết công việc của nhóm mình. Qua đó tôi có thể giúp trẻ hình thành sự tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống khi xảy ra vấn đề cần giải quyết

Khi cho trẻ chơi tự do trong hoạt động ngoài trời, tôi vừa quan sát trẻ chơi, vừa hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn như: Cách leo lên xuống thang, cách nắm thành cầu trượt để trượt cho an toàn, cách cầm chắc xích đu khi chơi, khi có bạn đang chơi xích đu thì không được đứng gần phía trước vì sẽ rất nguy hiểm, hướng dẫn trẻ cách kiên trì chờ đến lượt mình chơi, tuyệt đối không xô đẩy, tranh giành đồ chơi, chỗ chơi với bạn.

  1. Sử dụng các tình huống có vấn đề

Một trong những kỹ năng cần hình thành cho trẻ, đó là giúp các bé có khả năng xử lý tình huống có vấn đề. Con đường cho trẻ đi tham quan là một “con đường màu mỡ” về các tình huống thực tế xảy ra trong cuộc sống cần con người giải quyết. Đó là nơi trẻ được cọ xát với rất nhiều tình huống thực tế giúp trẻ bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống rất hiệu quả.

     Ví dụ: Trên đường đi trẻ gặp một chú vứt rác ra đường. Trẻ nhắc chú đó nhặt rác khiến chú cảm thấy ngượng và xấu hổ về hành vi không đẹp của mình. Hay có hôm trẻ thấy một em bé vừa đi vừa khóc. Trẻ lớp tôi đã dừng lại hỏi và được biết bé bị lạc mẹ. Tôi hỏi trẻ: “Theo các con cô cháu mình cần phải làm gì bây giờ?” để kích thích trẻ suy nghĩ và đưa ra các cách giải quyết. Sau đó tôi hỏi những người xung quanh đó xem có ai biết mẹ em bé không. Tôi cố ý hỏi to một chút để trẻ biết cách tôi giải quyết vấn đề như thế nào. Tôi nhờ một anh đi xe máy đưa bé lên UỶ ban xã để nhờ các bác trong xã bắc loa thông báo tìm mẹ của bé. Qua tình huống này trẻ học được sự yêu thương, quan tâm tới người khác, trẻ học được kỹ năng hợp tác, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp và đặc biệt là sự tự tin khi đưa ra quyết định.

Ngoài ra, tôi còn thiết kế một số tình huống để tập cho trẻ tự giải quyết vấn đề. Những tình huống này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.

     Ví dụ1:- Trong chủ đề “Thế giới động vật” khi cho trẻ quan sát con kiến xong tôi tạo tình huống cô Xuân bị ong đốt. Tôi cuống quýt hỏi trẻ cần xử lý tình huống này như thế nào? Tôi cho các trẻ nêu ý kiến và cùng thảo luận để đưa ra giải pháp tốt nhất. Cuối cùng trẻ cũng đi đến một quyết định đó là gọi cô Minh y tế để giúp cô Xuân. Điều đó chứng tỏ trẻ đã biết cách mạnh dạn đưa ra ý kiến, cùng hợp tác với nhau để lựa chọn ra hướng giải quyết tốt nhất, biết tìm đúng người cho đúng đối tượng cần giúp đỡ.

Ví dụ 2: Trong một ca hoạt động của lớp tôi có 30 trẻ. Với buổi hoạt động lao động gồm các nội dung lau lá cây, tưới cây, nhặt lá rụng tôi dự kiến mỗi nội dung hoạt động có 10 trẻ một nhóm. Tôi chuẩn bị cho trẻ 10 khăn lau, 10 bình tưới, 10 giỏ. Tôi cho trẻ tự nhận công việc của mình. Điều đó có thể dẫn đến tình huống có nhóm nhiều hơn 10 trẻ và không đủ dụng cụ để lao động. Khi xảy ra tình huống đó tôi thấy các nhóm trẻ đã bàn bạc, thỏa thuận và đưa ra các cách giải quyết khác nhau:

+ Cách 1: Vận động nhau chuyển nhóm cho đủ số dụng cụ lao động

+ Cách 2: Tìm cô giáo và bày tỏ mong muốn được cô giúp đỡ bằng cách cung cấp thêm dụng cụ lao động

+ Cách 3: Với nhóm nhặt rác, 2 bạn dùng chung một giỏ. Với nhóm tưới cây, 2 bạn dùng chung 1 bình, một bạn lấy nước, một bạn tưới.

Như vậy, qua hoạt động này, tôi thấy trẻ lớp tôi đã “trưởng thành” hơn hẳn. Trẻ độc lập, chủ động giải quyết các tình huống có vấn đề và hơn hết là biết giải quyết cùng nhau, biết bàn luận, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến của bạn và lựa chọn giải pháp phù hợp.

  1. Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng thư viện trò chơi vận động nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

Biện pháp này giúp tôi tập hợp các trò chơi vận động, tạo nguồn tư liệu phong phú cho giáo viên để sử dụng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

Tôi đã sưu tầm các trò chơi vận động, phân loại các trò chơi theo tác dụng của chúng đối với việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Sau đó sử dụng Microsoft Word xây dựng thư viện “Trò chơi vận động và kỹ năng sống” theo từng kỹ năng cụ thể. In ra đĩa VCD – DVD để lưu giữ.

       Ví dụ:

* Nội dung “Kỹ năng hợp tác”

     – Trò chơi: “Bắt cá trong chum”

+ Cách chơi: Mỗi đội có 2 trẻ. Trẻ trong đội một tay quàng qua vai bạn của đội mình, tay kia khoắng trong chum phối hợp với nhau để cùng bắt được cá. Trong một khoảng thời gian nhất định, đội nào bắt được nhiều cá nhất đội đó giành chiến thắng.

*Nội dung “Sự tự tin”

      – Trò chơi: “Gánh lúa qua cầu”

+ Cách chơi:  Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang. Lần lượt từng trẻ gánh quang gánh có đựng lúa đi qua ghế thể dục. Ai ngã khỏi cầu, làm rơi lúa phải ra ngoài một lần chơi.

Trẻ đứng ở 2 hàng cổ vũ cho bạn và đọc đồng dao do cô sáng tác:

Gánh lúa qua cầu                      Lon ton, lật đật

Bạn trước tôi sau                      Run rẩy ngã liền

Gánh lúa cho mau                    Tự tin, tự tin

Đổ đầy kho thóc                      Việc gì cũng dễ

Tự tin vững bước                      Nhanh nhanh bạn nhé

Qua hết cây cầu                        Gánh về, gánh về

Chân bước khéo sao                Thóc lúa đề huề

Như trên mặt đất                       Cả làng no đủ.

– Trò chơi: “Cẩn thận Cáo gian”

Sáng ban mai                       Thỏ áo hường

Trời trong mát                      Cầm điện thoại

Vang tiếng hát                      Bấm số nào?

Khắp rừng sâu                     Biết làm sao?

Bầy Thỏ Nâu                       Ôi chẳng nhớ

Đến nhà bạn                        Đành gõ cửa

Nhưng các chú                     Đủ các nhà

Chẳng nhớ nhà                     Có biết đâu

Thỏ bàn nhau                      Gõ nhà Cáo

Hay gọi điện                       Thỏ mếu máo

Hỏi lại bạn                          Chạy vội vàng

Cho rõ đường                      Ôi Cáo gian

Nguy hiểm quá

-> Trẻ học kỹ năng xử ký tình huống

Ngoài ra việc kích thích trẻ cải tiến, sáng tạo trong trò chơi giúp trẻ tự tin vào bản thân, nhận ra giá trị của mình đồng thời phát triển trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác.

Với các trò chơi đã tổ chức cho trẻ chơi nhiều lần, tôi gợi ý, khuyến khích trẻ thay đổi tên trò chơi, thay đổi đồ dùng đồ chơi cho phù hợp với chủ đề đang học, hay cùng sáng tác vè, đồng dao với cô. Tôi phân công nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ cải tiến và sáng tạo trò chơi. Kết quả là trẻ đã cải tiến được nhiều dạng trò chơi. Tuy chủ yếu trẻ mới dừng lại ở thay tên, thay đồ dùng đồ chơi nhưng quan trọng là khi chơi trẻ có cảm giác vui sướng và tự hào vì đó là  trò chơi do mình nghĩ ra.

  1. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh

Đây là hình thức thường làm nhưng lại đạt hiệu quả rất cao trong các hoạt động. Việc giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ giúp giáo viên dễ dàng nắm bắt tình hình của trẻ, hiểu được tính cách, hoàn cảnh sống của trẻ từ đó đề ra các biện pháp phù hợp cũng như cách tác động, phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện trẻ đúng phương pháp.

Nhận thức được tầm quan trọng của biện pháp này, tôi thường trao đổi, tuyên truyền phụ huynh hiểu những việc nên và không nên đối với trẻ để giúp trẻ có kỹ năng sống tốt, trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tự tin trong cuộc sống. Trẻ luôn bắt chước người lớn và cha mẹ trẻ là những người lớn gần gũi trẻ nhất. Vì vậy các bậc làm cha làm mẹ đừng vô tình bỏ qua những cơ hội đơn giản và thuận lợi hàng ngày để hướng dẫn con những thói quen tốt để rồi sau đó lại bắt trẻ mất thời gian học lại những điều này ở một nơi khác với những người xa lạ. Cha mẹ trẻ hãy chú ý giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống tốt như kỹ năng giao tiếp xã hội để tự khám phá, đánh giá bản thân mình và người khác.

     VD: Cha hãy mẹ cho phép trẻ vui chơi bày biện đồ chơi theo theo ý thích của trẻ, đừng bao giờ cấm đoán hay la mắng. Điều quan trọng là hãy để trẻ tự thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Cha mẹ có thể cùng con thu dọn nhưng tuyệt đối không bao giờ được làm thay trẻ.

Trong các dịp lễ tết cha mẹ nên tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, phụ ông bà lau lá để gói bánh chưng, trang trí cây đào, cây quất, đi chợ tết mua sắm cùng mẹ…Ngoài ra, bố mẹ hãy lựa chọn những chương trình trên truyền hình phù hợp và bổ ích với bé để cả nhà cùng xem, khi xem khuyến khích các bé nói lên suy nghĩ cảm xúc của mình về những điều mà bé vừa được xem.

Tôi cũng tuyên truyền với phụ huynh quan sát những biểu hiện của trẻ trong điều kiện và tình huống tự nhiên hàng ngày như quan sát xem trẻ có tự tin và tự nhiên khi giao tiếp với mọi người hay không? Trẻ có thích tham gia dã ngoại hay tham gia các nhóm sinh hoạt không? Trẻ có tự nhiên sáng tạo khi chơi với đồ chơi không? Trẻ có lễ phép trong cách nói năng với người lớn hay không?… để từ đó có biện pháp rèn luyện và giáo dục trẻ thêm.

Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ mà tôi thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin và hầu hết trẻ có kỹ năng sống cần thiết theo độ tuổi.

Posted in Bạn quan tâm?, Giáo viên cần biết, Phụ huynh cần biết

Tin mới hơn:

123

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
 
TOP