Gia sư Thanh Hóa*0814.369.567-0968.678.234

Hỗ trợ Online

HỖ TRỢ PHỤ HUYNH

0814.369.567

HỖ TRỢ GIA SƯ

0968.678.234

Thống kê truy cập

0481949

KỸ NĂNG SỐNG – Phần 10: Hình thành kiểu quan hệ mới của học sinh THCS

KỸ NĂNG SỐNG – Phần 10: Hình thành kiểu quan hệ mới của học sinh THCS

Nhu cầu giao tiếp như những “người lớn”

Vị trí đặc biệt của thời kì thiếu niên (học sinh trung học cơ sở) được xác định bởi sự chuyển tiếp từ một kiểu quan hệ giữa người lớn và trẻ học sinh đặc trưng cho tuổi thơ ấu sang một kiểu mới về chất, đặc thù đối với sự giao tiếp của những người lớn. Những phương thức cũ dần dần bị những phương thức mới chèn ép, song chúng vẫn cùng song song tồn tại. Điều này gây khó khăn cho cả người lớn lẫn thiếu niên trong quan hệ và trong đời sống tình cảm.

Ngay từ đầu tuổi thiếu niên đã có tình huống dễ dàng nảy sinh những mâu thuẫn giữa người lớn và thiếu niên nếu người lớn vẫn duy trì quan hệ với thiếu niên như với trẻ học sinh. Kiểu quan hệ này trái ngược với những nghĩa vụ giáo dục và cản trở sự phát triển mức trưởng thành về mặt xã hội của thiếu niên. Hơn nữa quan hệ đó còn trái ngược với biểu tượng của thiếu niên về mức độ trưởng thành của bản thân và với những kì vọng của thiếu niên về những quyền hạn mới. Chính sự trái ngược này là nguồn sinh ra xung đột trong mối quan hệ giữa người lớn và thiếu niên.

trung tâm gia sư

Giáo dục kỹ năng sống

gia sư thanh hóa

Nếu hoàn cảnh này được duy trì thì sự phá vỡ những quan hệ cũ trước đây có thể kéo dài suốt cả thời kì thiếu niên và có hình thức xung đột kinh niên. Bằng các hình thức không phục tùng và chống đối khác nhau, thiếu niên phá vỡ những quan hệ “trẻ học sinh” trước đây với người lớn và buộc họ vào kiểu quan hệ mới, quan hệ “người lớn”. Quan hệ xung đột tạo điều kiện phát triển những hình thức hành vi thích ứng và giải thoát thiếu niên. Thiếu niên xa lánh người lớn, tin rằng người lớn không đúng vì trẻ cho rằng người lớn không hiểu và không thể hiểu trẻ. Người lớn dễ mất đi vị trí giáo dục và ảnh hưởng của mình tới trẻ.

tim gia su day toan

Giáo dục kỹ năng sống

gia sư thanh hóa

“Đạo đức vâng lời” và “đạo đức bình đẳng”

Ở trẻ vị thành niên tồn tại hai hệ thống giao tiếp: với người lớn và với bạn cùng tuổi. Trong hệ thống giao tiếp với người lớn, trẻ ở vị trí không bình đẳng, với trẻ vị trí này là “đạo đức vâng lời”. Trong hệ thống giao tiếp với bạn, trẻ ở vị trí bình đẳng và trẻ thực hiện “đạo đức bình đẳng”. Như vậy, bước vào đầu tuổi thiếu niên, những quan hệ của đứa trẻ với những bạn bè cùng tuổi và đặc biệt với những bạn thân được xây dựng trên một số chuẩn mực quan trọng của “đạo đức bình đẳng” – là đạo đức đặc trưng trong quan hệ của người lớn, còn cơ sở của những quan hệ của nó với người lớn thì vẫn là “đạo đức vâng lời” đặc biệt trẻ học sinh.

gia sư môn toán

Giáo dục kỹ năng sống

gia sư thanh hóa

Sự trái ngược này dẫn đến chỗ:

  • Sự hợp tác như là một kiểu giao tiếp tối ưu đối với sự phát triển nhân cách của thiếu niên có thể phát triển mạnh mẽ hơn trong những quan hệ với bạn bè. Chính sự giao tiếp với bạn bè – chứ không phải với người lớn – có thể đem lại cho thiếu niên sự thoả mãn nhiều hơn, trở nên cần thiết hơn và có ý nghĩa hơn về mặt chủ quan và giao tiếp này có thể giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển mức trưởng thành về mặt đạo đức xã hội và hình thành nhân cách của trẻ ở giai đoạn này.
  • Những chuẩn mực đạo đức của người lớn (“đạo đức bình đẳng”) trong giao tiếp với bạn cùng tuổi mà thiếu niên lĩnh hội được có thể, một là va vấp và trái ngược với những chuẩn mực “đạo đức vâng lời”, hai là chúng sẽ chiến thắng những chuẩn mực vâng lời (buộc người lớn phải tôn trọng mình) vì rằng đạo đức trẻ học sinh đối với thiếu niên trở nên không thể chấp nhận được.

Sự trái ngược giữa hai chuẩn mực đạo đức này dẫn đến sự xung đột tâm lý ở trẻ. Biểu hiện của sự xung đột này cũng rất đa dạng: có trẻ trở nên lầm lỳ ít nói, trẻ thì phản kháng bướng bỉnh, cãi lại, trẻ thì sẵn sàng bỏ nhà, đi bụi… Cho nên khoảng cách giữa hai loại đạo đức này càng nhỏ thì khủng hoảng độ tuổi có thể diễn ra càng nhẹ nhàng, thậm chí không để lại dấu vết nào của khủng hoảng. Chính vì vậy vai trò của người lớn giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với mức độ khủng hoảng tâm lý tuổi vị thành niên.

gia sư thanh hóa

Gia sư Thanh Hóa

gia sư thanh hóa

Để tìm được gia sư tốt nhất, phụ huynh vui lòng nhập thông tin vào ô dưới đây. Gia sư Thanh Hóa sẽ liên hệ lại.

Nếu phụ huynh cần gấp, mong phụ huynh vui lòng gọi số: 0814.369.567  hoặc ấn vào nút gọi điện trên website này mọi khung giờ thời gian chúng tôi luôn hân hạnh được phục vụ.

Họ tên*
Điện thoại*

Posted in Giáo viên cần biếtTagged , , , ,

Tin mới hơn:

123

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
 
TOP