Gia sư Thanh Hóa*0814.369.567-0968.678.234

Hỗ trợ Online

HỖ TRỢ PHỤ HUYNH

0814.369.567

HỖ TRỢ GIA SƯ

0968.678.234

Thống kê truy cập

0482211

Ảnh hưởng của người cha đến con cái như thế nào?

CẢM GIÁC CON NHẬN TỪ MẸ, HÌNH CÁCH CON NHẬN TỪ CHA
Người cha có vai trò như thế nào trong việc dạy con? Có câu nói rằng: “1 lời cha nói bằng vạn lời mẹ nói”, hình cách hình tư tưởng của người cha ảnh hưởng lên con cái rất nhiều.
Tuy nhiên, ngày nay các em bé bị những người cha bỏ bê nhiều quá, ngày bận làm, tối về bận chấm với gạt chả ai gần con của mình nữa, nên giao hết cho bà nội bà ngoại là đàn bà, mẹ nó sinh ra nó là đàn bà, cô trông trẻ osin cũng là đàn bà, cô mầm non cũng đàn bà, cô cấp 1 cũng đàn bà, cấp 2 cũng nhiều cô hơn là thầy… nên nam nhi bây giờ nữ tính quá mức cần thiết.
Sự thiếu vắng của người cha có rất nhiều nguyên nhân:
Nhiều người quan niệm rằng “đàn ông lo việc bên ngoài, phụ nữ chăm sóc gia đình”, điều này khiến rất nhiều người cha cho rằng dạy dỗ con cái là việc của vợ. Còn người mẹ thì đóng vai trò “người giữ cửa” trong việc giáo dục gia đình, xem việc dạy con cái là nhiệm vụ của mình, không muốn để chồng can dự quá nhiều, dẫn đến việc người cha thiếu khả năng chăm sóc con.
Ngoài ra, với áp lực cuộc sống, cha mang trên vai gánh nặng kiếm tiền nuôi gia đình, khó mà có thời gian để dạy con. Có những người cha bận rộn công việc, đi sớm về khuya, thậm chí một tuần hay một tháng không gặp được các con. Thế nhưng, đôi khi nhân tố lớn nhất của việc con cái thiếu sự dạy dỗ của cha là do người cha thiếu ý thức về vai trò của mình. Nếu một người cha càng có ý thức trong việc giáo dục con thì sẽ càng đầu tư vào việc dạy con. Khi những vai trò khác xung đột với vai trò làm cha thì cũng sẽ ưu tiên nghĩ đến vai trò làm cha nhất.
Nhà tâm lý học Ross Parke đã thực hiện hàng chục nghiên cứu về cách làm cha của các ông bố. 390 gia đình đã được yêu cầu mô tả cách các bà mẹ và ông bố chơi với con cái của họ. Trong khi những người mẹ tỏ ra điềm đạm và ít sôi nổi khi chơi cùng con, thì các ông bố lại hành động ngược lại. Sáng thứ bảy hàng tuần, họ dành thời gian chơi bóng đá cùng con, họ cũng dành nhiều thời gian chơi cùng con các trò chơi có tính vận động mạnh và dạy con cách xử lý cơ thể và cảm xúc trong mọi trường hợp.
Nhà tâm lý học John Snarey đã đưa ra nhận định trong cuốn sách của mình, theo đó ông nói: “Những đứa trẻ được bố dạy dỗ theo cách thô ráp sẽ nhanh chóng biết rằng các hành vi như cắn, đá và các hình thức bạo lực thể xác khác là không thể chấp nhận được”. Không chỉ có vậy, trong quá trình nuôi dạy con cái, người cha cũng có xu hướng sẵn sàng để con đối mặt với các thử thách và nguy cơ để sớm trở nên độc lập, trong khi người mẹ lại có xu hướng bao bọc và bảo vệ con khỏi những nguy hiểm rình rập.
Những đóng góp mà người cha tạo ra cho cuộc sống của con cái có thể được khắc họa trên 3 yếu tố: khả năng phạm tội, mang thai và trầm cảm. Ở đây, để minh họa mối liên hệ giữa tình cha con và một đứa trẻ được lớn lên có tốt hay không, hãy so sánh các chàng trai và cô gái vị thành niên thuộc 4 nhóm: những người sống trong gia đình còn nguyên vẹn, những thanh niên có mối quan hệ rất gắn kết với cha, những thanh niên có độ gắn kết trung bình với cha, và cuối cùng là những thanh niên ít gần gũi với cha, hoặc sống trong gia đình chỉ có mẹ.
Chất lượng mối quan hệ được đo lường dựa trên 3 yếu tố: sự đánh giá của trẻ về sự ấm áp của cha mình, kỹ năng giao tiếp và tổng thể chất lượng mối quan hệ. Sau khi tiến hành khảo sát, một kết quả khá bất ngờ đã được tiết độ. Theo đó, các cậu bé có sự gắn kết cao và trung bình với cha cho thấy ít khả năng bị vướng vào các hành vi phạm pháp. Không chỉ có vậy, những em gái ở độ tuổi thiếu niên thường thân thiết với cha mình cũng sẽ ít có nguy cơ mang thai ngoài ý muốn hơn là các em gái chỉ sống với mẹ hoặc ít gần gũi với cha. Bên cạnh đó, nguy cơ trẻ bị trầm cảm và lo âu cũng sẽ giảm xuống đáng kể nếu trẻ có mối quan hệ gần gũi với bố, so với khi chỉ sống cùng mẹ hoặc ít tiếp xúc, thân thiết với bố.
Những nghiên cứu này, trên thực tế cũng là lời chê trách gián tiếp dành cho những ông bố thiếu trách nhiệm và quan tâm tới con cái. Trong khi mà những người vợ của họ đang phải gồng mình đóng cả 2 vai trong cuộc sống của con, thì những ông bố này quả thực là tấm gương xấu cho xã hội. Hơn thế, những kết quả ở trên cũng đồng thời là lời nhắc nhở các ông bố hãy thật cố gắng để có thể làm một người bố tốt và có trách nhiệm với con mình.
Posted in Kinh nghiệm dạy conTagged , , , ,

Tin mới hơn:

123

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
 
TOP