Gia sư Thanh Hóa*0814.369.567-0968.678.234

Hỗ trợ Online

HỖ TRỢ PHỤ HUYNH

0814.369.567

HỖ TRỢ GIA SƯ

0968.678.234

Thống kê truy cập

0482147

Con nhác tập viết, cha mẹ phải làm gì?

Phải làm sao nếu như bé không thích học viết?

Trẻ nhỏ thường không thích học viết vì nhiều lý do. Hiếu động, không cầm được bút, thiếu tập trung… đều là những nguyên nhân khiến bé không thích học chữ. Bạn hãy xác định vấn đề mà bé đang gặp phải để giúp bé thích học hơn.

1. Phát triển các kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt

Cho bé chơi với gậy, quả bóng hoặc các hạt nhiều màu sắc sẽ giúp cải thiện khả năng phản xạ của bé.

Vẽ vòng tròn và yêu cầu bé đặt ngón tay vào bên trong. Tiếp tục vẽ và bắt bé di chuyển ngón tay. Điều này sẽ giúp bé phát triển kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt.

2. Luyện tập ngón tay

Đưa cho bé một quả bóng mềm và bắt bé nhấn xuống.

Khuyến khích bé bắt tay.

Cho bé làm những công việc hàng ngày như phơi đồ hoặc gấp quần áo.

Yêu cầu bé xoay cổ tay nhiều lần, thậm chí là cả cánh tay.

Những hoạt động này sẽ giúp bé phát triển cơ bắp và cầm bút tốt hơn.

3. Viết và vẽ

Ngoài viết, bạn hãy khuyến khích trẻ vẽ. Trẻ có thể vẽ những thứ mà bé nhìn thấy xung quanh.

Những hình vẽ này có thể là những hình dạng cơ bản, dần dần bé sẽ tự sáng tạo ra những hình dạng theo ý thích.

Mời bạn xem thêm bài Các cột mốc đánh dấu kỹ năng vẽ và viết của con yêu.

4. Giải câu đố

Giải câu đố là một cách tốt để khuyến khích bé viết.

Bạn có thể cắt các chữ cái và tách chúng ra.

Nói bé sắp xếp lại và tạo thành một từ có nghĩa.

Lúc đầu, những từ mà bé tạo ra sẽ ngắn. Dần dần, bạn hãy khuyến khích bé viết ra những chữ dài hơn.

5. Phần thưởng

Mua cho bé những món đồ chơi mà bé thích và bé khoe phần thưởng này với bạn bè. Điều này sẽ khuyến khích bé tập viết nhiều hơn.

Một số trẻ thường cảm thấy khó chịu khi phải ngồi quá lâu. Ngược lại, có một số bé lại khá mơ mộng. Trẻ nhỏ thường dễ mất tập trung hơn người lớn. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu. Đối với những đứa trẻ hiếu động, không chỉ viết mà lắng nghe cũng làm trẻ gặp nhiều vấn đề. Bạn hãy nói chuyện với giáo viên để xác định xem bé có bị chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) hay không.

Posted in Nuôi con đúng cáchTagged ,

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

123

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
 
TOP