Gia sư Thanh Hóa*0814.369.567-0968.678.234

Hỗ trợ Online

HỖ TRỢ PHỤ HUYNH

0814.369.567

HỖ TRỢ GIA SƯ

0968.678.234

Thống kê truy cập

0482127

NUÔI DẠY EM BÉ BIẾT QUAN TÂM ĐẾN CẢM XÚC CỦA NGƯỜI KHÁC

NUÔI DẠY EM BÉ BIẾT QUAN TÂM ĐẾN CẢM XÚC CỦA NGƯỜI KHÁC

Con người chúng ta, dường như ai cũng có sẵn trong mình khả năng đồng cảm, thấu hiểu được cảm xúc của người khác, ít nhất là ở một mức độ nào đó. Những nghiên cứu chỉ ra rằng khi một đứa trẻ ở nhà trẻ khóc, nếu có những đứa trẻ khóc cũng cùng khóc theo thì những em bé ấy khi lớn lên sẽ có xu hướng thấu hiểu được cảm xúc của người khác
Tuy nhiên, chắc bố mẹ có thể thấy, những em bé khoảng 2 tuổi chưa thể biết cách thể hiện sự cảm thông, vị tha với mọi người xung quanh. Jane Nelson, một nhà trị liệu tâm lý trẻ em và đồng tác giả của cuốn “Kỷ luật tích cực cho trẻ mẫu giáo” (Positive Discipline for Preschoolers) nói: “Những em bé còn nhỏ tuổi chưa thể hiểu ngay được khái niệm thấu cảm – thấu hiểu cảm xúc là gì. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn không nên tiếp tục dạy trẻ Ví dụ, nếu đứa con 2 tuổi của bạn đánh chị, bạn có thể nói rằng: Khi con đánh người khác, con cũng sẽ thấy đau. Còn đây mới là hành động mình nên làm này. Con thấy thế nào?” Đó là một trong những ví dụ để chỉ cho con thấy hành động của mình ảnh hướng đến người khác như thế nào ❣️
Dưới đây là một số cách chúng mình chỉ ra thêm để bố mẹ có thể tham khảo để giúp con biết quan tâm, biết dần đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu được cảm xúc của họ nhé!
‍♀️‍♂️ BỐ MẸ CÓ THỂ LÀM GÌ❓
Gọi tên cảm xúc
Bắt đầu từ việc bạn đặt tên cho hành động của con, khi ấy con sẽ hiểu được rằng những cảm xúc người khác đang có với mình là tích cực. Chẳng hạn như: “Con thật tuyệt” khi bạn thấy con xoa xoa chỗ tay bị đau của bạn. Từ cách phản ứng của bạn, con sẽ học được rằng hành động của mình được ghi nhận và được đánh giá cao.
Và con cũng cần học để nhìn nhận ra được cảm xúc tiêu cực nữa, nên đừng e ngại khi bình tĩnh chỉ ra con đang ít quan tâm đến người khác. Bạn có thể nói rằng: “Em con đang rất buồn khi con lấy ô tô của em. Vậy mình có thể làm gì để em vui lại nhỉ?”
Khen ngợi con khi con biết quan tâm đến cảm xúc của người khác.
Khi bạn thấy con thể hiện sự tốt bụng của mình, bạn có thể nói với con rằng con đã làm tốt ở đâu và cố gắng nói hết sức thể thay vì chung chung. Ví dụ, “Con đã rất tốt bụng khi cho em mượn con gấu! Khi con làm thế em rất vui. Con thấy em cười sung sướng như thế nào kìa!”
Khuyến khích con nói chuyện về cảm xúc của con và của bạn.
gia sư luyện viết
gia sư luyện viết
Cho con biết rằng bạn quan tâm đến cảm xúc của con bằng việc chú ý đến những gì con nói. Bạn nhìn vào mắt con khi con nói chuyện với bạn và nhắc lại lời con nói bằng ngôn ngữ của mình để thể hiện bạn đang thực hiểu được những gì con muốn nói với mình.
Khi con tỏ thái độ vui sướng bằng “hú hét” bạn có thể nói với con rằng: “Con hôm nay có vẻ vui nhỉ?!” Con có thể sẽ không biết phải trả lời ngay bạn như thế nào khi bạn hỏi con tại sao nhưng chắc hẳn con sẽ thoải mái khi bạn hiểu được cảm xúc của con và thậm chí là muốn trò chuyện với bạn về nó.
Tương tự, bạn có thể chia sẻ cảm xúc của chính mình với con: “Mẹ thấy buồn khi con đánh mẹ đau. Vậy nên tìm cách khác để nói cho mẹ biết rằng con không muốn đi đôi giày đó nhé!” Con sẽ hiểu được rằng hành động của mình sẽ làm ảnh hưởng đến người khác.
Phân tích cho con hiểu thế nào là thấu cảm từ chính hành động của người khác
Bạn có thể hướng sự chú ý của con đến những người đã đối xử tốt với mình. Bạn có thể nói là: “Con có nhớ cô đã giúp mẹ con mình ở siêu thị không, cô ấy đã nhặt túi hoa quả giúp chúng ta khi mẹ làm rơi? Cô ấy thật tốt với mẹ con mình. Con ấy khiến mẹ cảm thấy tốt hơn khi mẹ đang không biết phải làm thế nào. Bằng cách nói như vậy, bạn đang nhấn mạnh cho con hiểu rằng hành động của người khác có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác như thế nào.
Những cuốn sách bạn kể cho con nghe cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Bạn có thể hỏi con rằng chú chó con đi lạc trong câu chuyện đang cảm thấy thế nào hay tại sao cô bé trong một câu chuyện khác lại mỉm cười hay đặt mình vào vai công chúa Bạch Tuyết, con sẽ cảm thấy như thế nào khi bị hãm hại và con sẽ làm gì trong hoàn cảnh ấy. Những cuộc thảo luận, đối thoại như thế này sẽ giúp con hiểu hơn về cảm xúc của người và liên hệ họ với chính bản thân mình.
Dạy con những quy tắc cơ bản của thái độ lễ phép.
Ngay khi con có thể nói được từng từ, bạn có thể bắt đầu dạy con nói lời cảm ơn hay nhờ ai đó khi mình cần được giúp đỡ, chẳng hạn như “Mẹ lấy giúp đồ chơi ở kia với?” thay vì “mẹ lấy cho con đồ chơi đi” và “con cảm ơn mẹ” . Bố mẹ cần giải thích cho con hiểu rằng mình sẽ vui vẻ, thoải mái hơn khi con nói lời lễ phép và bạn không thích nếu đó là lời nói kiểu ra lệnh.
Tất nhiên là hành động của chính bạn sẽ quan trọng hơn rất nhiều lời giải thích của bạn dành cho con. Con sẽ thấy cách bạn làm và bắt chước theo. Bé sẽ học được rằng những cụm từ này là một phần của giao tiếp thông thường, cho dù ở trong nhà hay là ngoài đường.

gia sư thanh hóa

Để tìm được gia sư tốt nhất, phụ huynh vui lòng nhập thông tin vào ô dưới đây. Gia sư Thanh Hóa sẽ liên hệ lại.

Nếu phụ huynh cần gấp, mong phụ huynh vui lòng gọi số: 0814.369.567  hoặc ấn vào nút gọi điện trên website này mọi khung giờ thời gian chúng tôi luôn hân hạnh được phục vụ.

Họ tên*
Điện thoại*

Posted in Kinh nghiệm dạy con, Phụ huynh cần biếtTagged , , ,

Tin mới hơn:

123

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
 
TOP