Gia sư Thanh Hóa*0814.369.567-0968.678.234

Hỗ trợ Online

HỖ TRỢ PHỤ HUYNH

0814.369.567

HỖ TRỢ GIA SƯ

0968.678.234

Thống kê truy cập

0507260

Dạy con quản lí tiền bạc từ nhỏ như thế nào?

Bài học 1: Quan sát, so sánh giá cả

Để trẻ có kỹ năng quan sát, so sánh giá cả bố mẹ có thể cho trẻ đi cùng mỗi lần đi mua sắm ở chợ hay siêu thị và chỉ cho trẻ cách so sánh từng mặt hàng, giá cả mà trẻ yêu thích như các loại táo, cam, các loại cá,…

Dần dần, trẻ sẽ biết phân biệt sự khác nhau giữa kích thước, hình dạng, chủng loại của từng loại hoa quả hay thực phẩm cũng như giá cả của những mặt hàng mà gia đình hay tiêu dùng. Qua đó trẻ biết về những chương trình giảm giá hay khuyến mại của siêu thị để từ đó sẽ đưa ra những lời khuyên cho Mẹ khi mua sản phẩm.

Bài học 2: Cấp khoản tiêu dùng cá nhân

Đó là việc cấp cho trê một khoản tiêu dùng hàng tuần dựa theo lứa tuổi.

Để có được khoản tiền này, đứa trẻ phải làm một số công việc nhà theo yêu cầu của Bố Mẹ như hút bụi, đổ rác, dọn nhà, xếp đồ chơi, rửa bát… phù hợp theo độ tuổi. Mỗi khi trẻ hoàn thành công việc, sẽ tích một dấu sao vào danh sách công việc làm hàng ngày.

Sau một tuần, khi trẻ đã sưu tập đủ các dấu sao thì sẽ được Mẹ cấp cho một khoản và trẻ sẽ được tự quyết định chi tiêu số tiền này theo nhu cầu bản thân.

Với số tiền kiếm được chúng ta có thể dạy trẻ cách chia khoản tiền này thành bốn lọ:

Lọ tiêu dùng hàng ngày

Lọ tiết kiệm ngắn hạn

Lọ tiết kiệm dài hạn dành để mua những thứ đắt tiền hơn như sách vở, đồ chơi, quần áo …

Lọ từ thiện: Một khoản để quyên góp cho các hoạt động từ thiện ở trường chẳng hạn

Sau một thời gian áp dụng ‘gói tiêu dùng’ này, trẻ sẽ học được cách so sánh giá cả, cách đưa ra quyết định khi buộc phải lựa chọn, ‘đánh đổi’ giữa cái cần và muốn

Bài học 3: Phân biệt nhu cầu ‘CẦN’ và ‘MUỐN’

Theo ý tưởng của nhà báo Ron Lieber – tờ The New York Times trong cuốn sách ‘Làm thế nào để nuôi dạy những đứa trẻ thông minh tài chính’.

Ông đã đưa ra lời khuyên là kẻ hai cột, một cột ghi ‘Những thứ con muốn’ – cột kia là ‘Những thứ con cần’ và viết ra sự khác biệt giữa hai cột này. Khi đứa trẻ có một nhu cầu cần mua gì, chúng sẽ quan sát những nhu cầu đó thuộc về cột nào để từ đó đưa ra quyết định.

Trẻ sẽ phân biệt được dù cháu đang ‘thèm khát mãnh liệt’ mua một đồ chơi mới nhưng thực sự cháu đang có một tủ đồ chơi trong đó có nhiều đồ chơi chưa sử dụng tới. Để trẻ đưa ra quyết định có nên mua tiếp hay không

Việc phân biệt nhu cầu ‘CẦN’ và ‘MUỐN’ này thực sự là một kỹ năng rất quan trọng giúp đứa trẻ xây dựng được sự ổn định và an toàn về tài chính cho tương lai sau này.

Bài học 4: Cho trẻ tham gia vào những cuộc trao đổi hoặc quyết định tài chính của gia đình

– Bố mẹ có thể cho trẻ tham gia buổi thảo luận vào đầu tháng hoặc mỗi cuối tuần trong việc phân bổ ngân sách tiêu dùng của gia đình cho từng khoản từ thực phẩm, đi lại, giải trí đến y tế, giáo dục… Cùng nhau thường xuyên trao đổi về những thông tin giảm giá, khuyến mãi hay những khu vui chơi, những chương trình giải trí miễn phí.

Để tìm được gia sư tốt nhất, phụ huynh vui lòng nhập thông tin vào ô dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại.

Nếu phụ huynh cần gấp, mong phụ huynh vui lòng gọi số: 0814.369.567  hoặc 0968.678.234 mọi khung giờ thời gian chúng tôi luôn hân hạnh được phục vụ.

Họ tên*
Điện thoại*

Posted in Phụ huynh cần biết

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

123

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
 
TOP